Tin tức

Những lưu ý khi phỏng vấn đơn hàng XKLĐ Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường đầy tiềm năng cho những người lao động trẻ tại Việt Nam. Trước khi bắt đầu học tập và rèn luyện, chuẩn bị hành trang sẵn sàng sang Nhật, người lao động bạn phải trải qua vòng phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng Nhật Bản. Vòng phỏng vấn này vô cùng quan trọng, nó quyết định việc bạn có được sang làm việc tại Nhật với đơn hàng bạn đã chọn không.

Hiện nay nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đang ngày càng tăng cao, do đó sự cạnh tranh giữa các ứng viên cũng càng ngày trở nên gay gắt, bên cạnh đó, người Nhật cũng khá khắt khe trong phỏng vấn xuất khẩu lao động. Để vượt qua vòng phỏng vấn, ngoài việc bạn có một hồ sơ lý lịch sáng sủa thì bạn cần có được tác phong, kỹ năng, kinh nghiệm khi gặp gỡ trực tiếp với người Nhật. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn này.

Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Châu Hưng chúng tôi đưa ra để giúp bạn có thể rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho kì phỏng vấn một cách tốt nhất:

I. Quy trình phỏng vấn

Để có thể thành công trong một cuộc phỏng vấn đi Nhật thì người lao động cần phải hiểu rõ được quá trình thi tuyển gồm những phần thi nào.

Thông thường, nhà tuyển dụng Nhật sẽ phỏng vấn theo nhóm ( khoảng 5-10 ứng viên, với hình thức phỏng vấn trực tiếp). Trình tự tham gia buổi phỏng vấn sẽ được thực hiện như sau:

– Vào phòng phỏng vấn

– Chào hỏi và giới thiệu bản thân

– Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi và ứng viên trả lời

– Ứng viên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

II. Tác phong thi tuyển phỏng vấn đi XKLĐ Nhật

1. Trang phục

– Nam đầu tóc gọn gàng, cạo râu sạch sẽ. Nữ búi hoặc buộc tóc

– Đi giày thể thao màu trắng hoặc đen dạng mềm

– Không sơn hoặc để móng tay dài

– Ăn mặc gọn gàng( thường là áo đồng phục công ty, sơmi trắng,quần vải đen sơ vin), không được nhuộm tóc

– Không nên đeo đồ trang sức và không nên trang điểm quá đậm.

2. Tác phong

Tự tin là điều quan trọng khi tham gia phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản. Có một số bạn vì quá lo lắng, hồi hộp, dẫn đến khi phỏng vấn bị quên hết những điều đã học.

Về cách đi đứng, ngồi, chào… bạn cần ý khi bạn tiếp xúc với nhà tuyển dụng phải nghiêm túc, gọn gang, lễ phép và có tinh thần tập thể.

– Ngồi thẳng lưng, ngay ngắn

– Không chống cằm, không vắt chéo chân

– Không tựa lưng vào ghế, không rung đùi, rung chân

– Thân trên: thẳng người, giống với tư thế đứng

♦ Tư thế đối với Nam: Tay: Nắm nhẹ, đặt úp ở giữa vị trí của đùi. Chân : Mở rộng bằng vai

♦ Tư thế đối với nữ: Tay : Đan nhau ở phần ngón cái, tay trái úp lấy tay phải, đặt vào giữa hai đùi.                Chân: Khép chân, đầu gối chạm vào nhau

– Luôn thể hiện vẻ mặt tươi tắn, vui vẻ, thái độ tích cực và hòa đồng

– Hãy tự tin, bình tĩnh nhìn thẳng về phía nhà tuyển dụng

– Chú ý lắng nghe câu hỏi và trả lời câu hỏi.

– Không cần thiết bộc lộ khả năng và thành tích của bản thân. Bởi người Nhật đánh giá cao sự khiêm tốn và tinh thần sẵn sàng học hỏi hơn những thành tích cá nhân.

3. Thái độ

– Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật, nói to, rõ ràng.

– Sử dụng kính ngữ, tôn trọng người đối diện

– Bày tỏ được thái độ khiêm tốn qua ngôn từ, cách chào hỏi khi gặp, khi chào tạm biệt, cũng như thái độ biết ơn vì người ta đã dành thời gian để tiếp xúc với mình.

– Trả lời ngắn gọn, xúc tích vào đúng trọng tâm của câu hỏi.

4. Trung thực

– Đừng ngại để nói ra một việc bạn chưa rõ hay chưa biết.

– Trả lời theo thông tin đã có trên CV ban đầu. Không nên thêu dệt thêm thông tin

III. Chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

1. Chào hỏi

“はじめまして” “hajimemashite” Có nghĩa là “ rất vui được gặp bạn”.

Tuy từng thời điểm và hoàn cảnh giao tiếp mà người Nhật sẽ sử dụng những góc độ cúi chào khác nhau:

+ Chào hỏi xã giao hàng ngày, cúi người khoảng 15 độ.

+ Chào hỏi có phần trang trọng, cúi người khoảng 30 độ.

+ Khi cảm ơn hay cảm tạ ai đó, cúi người khoảng 45 độ.

Đối với người đi phỏng vấn và lại là lần đầu gặp gỡ bạn nên chọn cách chào hỏi ở mức độ lịch sự nhất là cúi chào 45 độ, thay cho lời cảm tạ, cảm ơn, thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới nhà tuyển dụng đã dành cơ hội và thời gian để phỏng vấn mình.

2. Giới thiệu bản thân

Bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật hay gọi là bài jikoshokai là bài giới thiệu sơ lược về bản thân như về tên tuổi, gia đình, xuất thân, quá trình học tập sinh sống, thể hiện nhân sinh quan, sở thích và mong muốn của bản thân khi tham gia buổi phỏng vấn.

Một bài jikoshokai tốt cũng góp phần thể hiện năng lực tiếng Nhật, khả năng thích ứng nhanh với môi trường bên Nhật cũng là một điểm cộng giúp bạn tăng khả năng đỗ đơn hàng. Không quá dài dòng trong việc giới thiệu bản thân, đồng thời hãy cố gắng phát âm tốt nhất có thể, nói to, rõ ràng và thể hiện mình là người thân thiện. Luôn tươi cười đồng thời hãy nhìn thẳng vào mắt của nhà tuyển dụng khi giới thiệu và trả lời.

Cần trả lời rành mạch, dứt khoát, không tốn nhiều thời gian vào việc giải thích. Hãy thể hiện mình là người luôn cẩn thận trong công việc, đồng thời biết tiếp thu và lắng nghe. Đây là những đức tính được các sếp Nhật đánh giá rất cao.

Dưới đây là video hướng dẫn chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật cho các bạn tham khảo:

https://www.youtube.com/watch?v=dH_GiusBl7I

https://www.youtube.com/watch?v=CVB0qd2WRbE

III. Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xklđ Nhật

1. Tại sao bạn lại lựa chọn đi XKLĐ Nhật Bản?

Mỗi bạn đi Nhật sẽ có mục đích khác nhau. Song, các bạn sẽ có chung một mục đích là kiếm tiền. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, tránh thẳng thắn mà trả lời rằng “Tôi đi Nhật vì muốn kiếm tiền” mà thay vào đó nên chọn cách nói khéo léo hơn như: “Bên cạnh việc kiếm thêm thu nhập giúp ổn định và cải thiện cuộc sống của gia đình. Tôi sang Nhật với mục đích học hỏi kinh nghiệm làm việc, trau dồi và nâng cao tay nghề của mình nhờ làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hiện đại ở Nhật Bản. Nhật Bản còn là đất nước có nền văn hóa vô cùng đặc sắc, được trải nghiệm và khám phá nền văn hóa đó từ lâu đã trở thành niềm khao khát của tôi…”

Dưới đây, Châu Hưng sẽ có một vài gợi ý nho nhỏ để thuyết phục nhà tuyển dụng:

+ Thông qua internet, truyền hình, đọc truyện tranh và được nghe bạn bè kể Nhật Bản có nhiều cảnh đẹp, văn minh, hiện đại … Vì thế em cũng muốn một lần đến NB sinh sống và làm việc.

+ Nhật Bản là đất nước phát triển nên em muốn đến để học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, tiếp thu kiến thức mới.

+ Em muốn trau dồi ngôn ngữ cho bản thân để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn,…

2. Bạn có chịu được vất vả hay không? Nếu công ty có nhiều việc bạn có chấp nhận làm thêm không ?

Câu trả lời của bạn tất nhiên nên là có rồi, vì không một doanh nghiệp nào muốn tuyển dụng những người lao động chỉ ưa nhàn hạ, không chịu được vất vả cả. Khi trả lời có, bạn có thể nêu một số dẫn chứng về công việc cũ để khẳng định bản thân và gây ấn tượng với doanh nghiệp nhé.

3. Tại sao bạn lại lựa chọn công việc này?

– Nếu đã có kinh nghiệm: Em đã tốt nghiệp ngành này và có kinh nghiệm làm việc trong khoảng thời gian. Bây giờ em muốn theo ngành này để phát triển công việc và nâng cao trình độ bản thân.

– Chưa có kinh nghiệm: Qua tìm hiểu ngành này trên internet em thấy ngành tốt, tương lai có thể phát triển ở Việt Nam. Vì vậy, em thấy rất có hứng thú với công việc này và cảm thấy rất phù hợp với tính cách của em. Thường thì các bạn sẽ thấy lúng túng. Vì thế nên bạn hãy trả lời những hiểu biết của bạn về đơn hàng đang ứng tuyển, điều này thể hiện bạn đang quan tâm tới công việc.

4. Ưu / Nhược điểm của bạn là gì?

Khi được hỏi, bạn hãy trả lời một cách thoải mái những vấn đề bạn biết và nên nói kỹ về vấn đề đó. Tuy nhiên cần lưu ý như sau:

– Không nói quá nhiều về nhược điểm, tránh những nhược điểm liên quan đến công việc đang ứng tuyển như ” chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, hòa đồng thân thiện với mọi người”.

– Ưu điểm chỉ nên nói khoảng 2-3 câu ngắn gọn. Tránh kể lan man những điều bạn chưa rõ. Ví dụ: “Tôi có một vài điểm yếu nhưng những điểm yếu đó chưa bao giờ làm ảnh hưởng đến công việc của tôi cả….”

5. Bạn có câu hỏi gì thêm không?

Với câu hỏi này, bạn nên trả lời là có và luôn cố gắng tương tác với nhà tuyển dụng càng nhiều càng tốt nhé. Lúc này bạn nên hỏi một chút về công việc sắp tới, điều này thể hiện bạn là người biết quan tâm đến công việc. Hoặc bạn có thể hỏi các thông tin như “ký túc xá có gần địa chỉ công ty không?” “Từ ký túc xá công ty bạn có thể di chuyển bằng những hình thức nào, đi bộ hay xe đạp được không?”… hoặc những thông tin bạn còn thắc mắc. Cuối cùng, hãy chú ý nói lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng và có thể thì hãy nói “Tôi mong muốn được làm việc cho quý công ty, xin cảm ơn và hãy giúp đỡ tôi”. Nếu bạn có thể nói bằng tiếng Nhật thì quá tốt, còn không hãy nhờ phiên dịch viên hỗ trợ.

Thường thì khi phỏng vấn các bạn sẽ có phiên dịch viên hỗ trợ nên các bạn có thể trả lời bằng tiếng Việt nhưng phải nói to, dứt khoát và rõ ràng.

Ngoài ra, tùy từng đơn hàng sẽ có thêm phần thi tuyển tay nghề, kỹ năng, sức khỏe,… Mỗi công việc mà bạn lựa chọn đều có cách phỏng vấn khác nhau, người Nhật Bản rất khéo léo và tinh ý nhìn ra năng lực của bạn.

Hy vọng với những lưu ý trên đây đã giúp bạn tự tin hơn để tham gia buổi phỏng vấn thi tuyển đơn hàng. Chúc bạn thành công, sớm chinh phục được con đường đến với đất nước Nhật Bản sinh sống và làm việc nha!

Website: https://chauhungjapan.net

Facebook: https://www.facebook.com/chauhungjapan.net

SĐT: 024 3201 8880

Hotline: 0867.194.008

Email: info@chqthb.com